Để phòng chống mối không phải là một chuyện dễ dàng. Tùy vào khu vực và môi trường xung quanh mà chúng ta sử dụng những phương pháp khác nhau. Vì vậy, việc xử lý chống mối trước khi thi công công trình đòi hỏi phải đúng phương pháp và quy chuẩn chống mối thì mới đảm bảo được. Chúng tôi, Công ty diệt mối và côn trùng Thái Dương xin giới thiệu đến quý bạn đọc tiêu chuẩn phòng mối cho công trình xây dựng.
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCVN 7958:2017
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG – PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI
Protection of buildings – Termite prevention for news buildings
Lời mở đầu
TCVN 7958:2017 thay thế TCVN 7958:2008
TCVN 7958:2017 do Viên Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
I – Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của các biện pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng mới sử dụng vật liệu có thể bị mối phá hại (xen-lu-lô, chất dẻo tổng hợp…) làm kết cấu hoặc có chứa đựng, lưu trữ các vật liệu, tài liệu có chứa xen-lu-lô.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công trình đê đập và cây trồng.
II – Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:
TCVN 8268:2017, Bảo vệ công trình xây dựng – Diệt và phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng.
TCVN 7493:2005, Bitum – Yêu cầu kỹ thuật.
III – Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Công trình xây dựng mới (New building):
Công trình dạng nhà được xây mới hoặc có cải tạo phần mềm.
Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới (Termite prevention for new building)
Áp dụng các biện pháp xử lý nhằm phòng chống, không cho mối phá hoại công trình ngay từ khi bắt đầu xây dựng.
Thuốc phòng chống mối (Termitlcide)
Thương phẩm chứa hoạt chất có nguồn gốc hóa học hoặc sinh học cỏ tác dụng diệt, ngăn ngừa, không cho mối phá hại để bảo vệ vật liệu, sân phẩm hoặc công trình.
Trạm nhử (Lure station)
Một cấu trúc dạng hình khối nhất định, bên trong rỗng để chứa nguyên liệu là thức ăn hấp dẫn mối, có các khe hờ ở xung quanh để mối xâm nhập được.
Bả mối (Termite bait)
Hỗn hợp gồm hai thành phần chính: thức ăn ưa thích của mối và chất độc tác động chậm gây chết mối.
Trạm bả (Bait station)
Trạm nhử có chứa bả mối.
IV – Phân loại yêu cầu phòng chống mối công trình
1. Yêu cầu phòng chống mối cho công trình
Yêu cầu phòng chống mối cho công trình xây dựng mới được xác định bằng điểm dựa theo các tiêu chí được nêu trong bảng dưới đây:
Theo vị trí địa lý và cao độ xây dựng | Kết cấu vật liệu | Số điểm để phân loại yêu cầu phòng mối | ||
Dưới 2200m ở Nam đèo Hải Vân và dưới 2000m ở Bắc đèo Hải Vân | Kết cấu gỗ trong công trình | Có kết cấu chịu lực bằng gỗ 6 điểm | Có kết cấu bằng gỗ nhưng không phải là các kết cấu chịu lực: 4 điểm | Không có kết cấu bằng gỗ 2 điểm |
Hệ thống cáp điện, thông tin trong công trình | Hệ thống cáp thông tin và điện ngầm với vỏ cáp bằng chất dẻo tổng hợp 3 điểm | Hệ thống cáp thông tin và điện nối với vỏ cáp bằng chất dẻo tổng hợp 2 điểm | Hệ thống cáp thông tin và điện với vỏ cáp kim loại 1 điểm | |
Hiện vật, tài liệu lưu trữ trong công trình | Hiện vật, tài liệu là di tích, tài liệu trong kho lưu trữ, thư viện hoặc các thành phẩm quý hiếm có chứa xen-lu-lô cần được bảo quản lâu dài 6 điểm | Hiện vật, tài liệu được quy định cần được bảo quản lưu trữ có thời hạn (theo quy định của nhà nước) 4 điểm | Hiện vật, tài liệu thông thường được bảo quản lưu trữ không quy định thời hạn 2 điểm | |
Trên 2200m ở Nam đèo Hải Vân và trên 2000m ở Bắc đèo Hải Vân | Vùng không có mối gây hại 0 điểm |
2. Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu phòng mối
2.1. Công trình xây dựng có yêu cầu phòng mối loại A
Công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức đặc biệt cao, gồm các công trình có tổng điểm từ 12 điểm trở lên, là loại công trình phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi bắt đầu thi công xây dựng.
2.2. Công trình xây dựng có yêu cầu phòng mối loại B
Công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức cao, gồm các công trình có tổng điểm từ 8 đến 11 điểm, là loại công trình phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi bắt đầu thi công xây dựng.
2.3. Công trình xây dựng có yêu cầu phòng mối loại C
Công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức thấp, gồm các công trình có tổng điểm từ 4 đến 7 điểm, là loại công trình có thể xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp chống mối trước khi xây dựng.
2.4. Công trình xây dựng có yêu cầu phòng mối loại D
Công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức rất thấp, gồm các công trình có tổng điểm dưới 4 điểm, là loại công trình không cần áp dụng các biện pháp phòng chống mối trước khi xây dựng.
V – Quy định chung
1. Việc khảo sát phát hiện mối, tư vấn thiết kế và thi công phòng chống mối phải do người có hiểu biết cơ bản về các đặc tính sinh học, sinh thái học và kỹ thuật phòng chống mối chủ trì thực hiện.
2. Khi thi công xử lý phòng chống mối cho công trình xây dựng mới, phải thu dọn hết các mảnh ván, gỗ vụn, mùn cưa, dăm bào, giấy, bao xi măng, gốc cây, rễ cây và các vật liệu có chứa xen-lu-lô khác ở trong nền, mặt nền, tường, sàn, xung quanh móng, các khe lún hoặc khe co giãn để hạn chế nguồn thức ăn, nơi trú ngụ và đường xâm nhập của mối.
3. Đối với các công trình có xây dựng các cấu trúc như lớp đệm bằng đất, cát, sạn dưới lớp lát nền hoặc các bồn đất để trồng cây ở các tầng cao hơn mặt nền thì phải có biện pháp phòng chống mối để chống mối làm tổ và sinh trưởng trong các cấu trúc này (trừ các chậu đất trồng cây).
4. Việc dùng thuốc và bả phải tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
VI – Khảo sát phát hiện mối và thiết kế phòng chống mối
Khảo sát phát hiện mối
- Khi khảo sát, phải xác định có hay không có sự hoạt động của mối trong các công trình hiện có trên cùng khu đất hoặc các công trình có điều kiện tương tự thông qua những dấu hiệu như: đường mui, vết ăn của mối, lỗ bay giao hoan, nắp phòng đợi bay, phân mối, cánh mối, (xem Phụ lục A).
- Sau khi khảo sát, phải có báo cáo đầy đủ về tình hình mối ở khu vực xây dựng công trình, các đặc điểm môi trường liên quan đến hoạt động, sinh trưởng và phát triển của mối. Xác định các loài mối sẽ xâm hại công trình. Chỉ ra những nguyên nhân sẽ gây có mối trong công trình.
Thiết kế phòng chống mối
- Hồ sơ thiết kế: Phải có đủ bản vẽ thiết kế; thuyết minh kỹ thuật và biện pháp thi công phòng chống mối.
- Bản thiết kế phòng chống mối: phải có đủ các biện pháp đảm bảo phòng chống được tất cả các khả năng mối xâm nhiễm vào công trình. Trường hợp bất khả kháng, bên tư vấn thiết kế không đưa ra được những biện pháp phù hợp để diệt và phòng chống được tất cả các khả năng mối xâm nhập vào công trình thì phải thuyết minh rõ cho chủ công trình biết các hạn chế đó.
=> Căn cứ vào điều kiện và yêu cầu phòng chống mối của công trình cụ thể để thiết kế các biện pháp phòng chống mối phù hợp, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Sử dụng kết hợp tối thiểu các biện pháp phòng chống mối cho một công trình như sau:
– Với công trình loại A: sử dụng tối thiểu ba biện pháp tại điều 7.1; 7.2; 7.4 và kết hợp với ít nhất một trong các biện pháp tại điều 7.5; 7.6.
– Với công trình loại B: sử dụng tối thiểu hai biện pháp tại điều 7.1, 7.4 và kết hợp với ít nhất một trong các biện pháp tại điều 7.3, 7.5, 7.6. Khuyến khích áp dụng biện pháp tại điều 7.2 để nâng cao hiệu quả phòng mối.
– Với công trình loại C: chỉ sử dụng hai biện pháp tại điều 7.1 và 7.4.
– Với công trình loại D: không phải sử dụng bất kỳ biện pháp phòng chống mối nào.
Kế hoạch thực hiện thi công phòng chống mối phải phối hợp với kế hoạch thi công xây dựng công trình, nhất là tại các thời điểm: phá dỡ công trình cũ (nếu có), thi công móng tường, mặt nền tầng trệt hoặc tầng hầm (nếu có).
VII – Các biện pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng mới
Biện pháp diệt các tổ mối trong nền đất và công trình cũ
Mục đích: Diệt các tổ mối sẵn trong nền và thân công trình.
Yêu cầu: Loại bỏ tất cả các tổ mối có sẵn trong nền công trình cũ và các tổ mối mới hình thành trong quá trình xây dựng nền, móng.
Tiến hành: Trước khi xây dựng công trình mới trên nền đất mới hay nền công trình cũ có mối phải áp dụng các biện pháp theo quy định tại điều 7.1; 7.2 trong TCVN 8268 : 2017, sau đó mới được thi công xây dựng công trình mới.
Biện pháp xây dựng
Mục đích: Tạo lớp ngăn cách. Không cho mối xâm nhập từ nền lên thân công trình, từ trong ra ngoài công trình và ngược lại.
Yêu cầu: Mối không đục xuyên qua được lớp ngăn cách
Tiến hành
Nền tầng trệt và móng
Toàn bộ mặt tường móng trước khi đổ đất, cát làm nền phải được trát kín bằng một lớp vữa xi măng cát vàng có mác không nhỏ hơn 100 với chiều dày không nhỏ hơn 3 cm.
Mặt nền công trình sau khi đã được đầm chặt và phải được trát kín bằng một lớp vữa xi măng cát vàng có mác không nhỏ hơn 100 với chiều dày không nhỏ hơn 3cm, sau đó mới lát nền.
Đối với các công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức A, trước khi lát nền phải tăng cường thêm một lớp bê tông đá dăm có mác không nhỏ hơn 200, dày tối thiểu 7cm, trải kín trên lớp vữa xi măng cát vàng ở mặt nền đã nêu ở trên.
Lớp vữa xi măng cát vàng phải được miết chặt hạn chế kẽ hở giữa mặt nền và thân công trình.
Sàn và tường tầng hầm
Phải xây dựng một lớp cách ly bằng bê tông có mác không nhỏ hơn 200. Dày tối thiểu 7cm cho toàn bộ sàn tầng hầm và tường tầng hầm.
Chân khung cửa tầng trệt
Tại các chân khung cửa bằng gỗ ở tầng trệt, khi chôn xuống nền phải đảm bảo có lớp bê tông có mác không nhỏ hơn 200 bao kín xung quanh và bên dưới chân khung cho tới mặt nền. Chiều dày của lớp bê tông không nhỏ hơn 5 cm.
Nhà sàn
Tầng chân cột phải có chiều cao thông thoáng kể từ mặt nền cứng dạng xi măng cát, gạch lát hoặc bê tông đến mặt dưới của kết cấu sàn không nhỏ hơn 80 cm để có thể tới kiểm tra mọi điểm dưới nền nhà.
Khe lún, khe co giãn
Các khe giữa hai đơn nguyên. Nếu đổ bê tông tường đôi hoặc cột đôi tại chỗ phải dùng các vật liệu không có chứa xen-lu-lô để chèn (như tấm vữa, chất dẻo tổng hợp v.v…) phòng khi không lấy ra được sẽ không tạo thành nơi trú ngụ và đường đi của mối. Trong trường hợp phải dùng ván gỗ để chèn thì phải xử lý theo quy trước khi sử dụng.
Các loại đường ống trong công trình
Các đường ống kỹ thuật đi xuyên qua mặt nền hoặc tường móng phải được chèn kín xung quanh bằng vữa bê tông có mác không nhỏ hơn 200. Riêng đường cáp điện, cáp thông tin phải được đặt trong đoạn ống cứng. bên trong đoạn ống cứng đó phải được bịt kín bằng nút nhựa đường (bitum). Dày tối thiểu 5 cm và có mác nằm trong khoảng từ 60 đến 70 theo TCVN 7943:2005.
Hỏi / Đáp tư vấn chống mối cho công trình xây dựng