Phòng chống mối nền móng công trình quan trọng hơn bạn nghĩ!!!

Việt Nam là n­ước nằm trong vùng nhiệt đới. Nóng và ẩm là môi trư­ờng vô cùng thích hợp cho các côn trùng phát triển. Đặc biệt là loại mối, mọt hoạt động gần như­ quanh năm, gây hại nghiêm trọng đối với các công trình đã xây dựng. Do đó, nhiều chủ thầu, chủ công trình quan tâm đến việc phòng chống mối nền móng công trình. Phòng và diệt trước khi bắt đầu xây dựng là rất hợp lý, tránh hậu quả về sau. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc phòng chống mối từ khâu làm nền móng.

TÌM HIỂU VỀ LOÀI MỐI

Nhận biết loài mối

Mối là một loài côn trùng cùng họ với gián, đã tồn tại hàng triệu năm. Cả mối và gián đều nằm trong số những động vật sống sót lâu nhất trên thế giới. Chúng có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Đôi khi người ta gọi mối là “kiến trắng” nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến. Thậm chí chúng còn tấn công nhau. Mối và kiến chỉ đều là côn trùng mang tính xã hội và sống theo bầy đàn.

Mối có trên 2700 loại trên toàn thế giới. Ở nước ta đã giám định được trên 80 loài, nhìn thấy nhiều nhất là mối nhàmối đất cánh đen. Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ…song đều giống nhau là chúng sống quần thể . Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối nhà (coptermes, formosanus shir.). Tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể.
Chúng ta đã rất quen thuộc với loài mối, những có rất nhiều sự thật thú vị về chúng mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn mối có thể chế biến thành dầu ăn, mối ăn phân của nhau… Tìm hiểu thêm tại đây.

Vòng đời sinh trưởng của loài mối 

Mối thường sinh sản vào tháng 5 và tháng 6 mỗi năm. Hình thành con vào những tháng 7, tháng 8 hàng năm. Khi con mối cánh dài bay từ trong tổ ra, chúng sẽ sớm bị rụng cánh và chuyển sang bò.
Sau đó mối đực tìm mối cái để giao phối, chui vào tổ sinh nở. Một đôi mới với con đực đi giao phối và con cái chuyển sinh trứng tạo thành một cơ sở sản xuất mối đi phá hoại. Những con ấu trùng từng ngày lớn lên và sau hai tháng chúng lột xác, trở thành mối thợmối lính.
Vòng đời của loài mối

Tổ chức xã hội của loài mối

Mối chúa (Mối hậu)

Mối chúa có kích thước và trọng lượng rất lớn

Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển

Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Mối thợ

Mối thợ được coi là lực lượng lao động chính

Cơ thể nhỏ các chi phát triển.

Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước nuôi nấng mối non…

Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành luỹ vậy.

Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.

Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Mối cánh

Mối cánh thường xuất hiện khi trời sắp mưa

Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.

Tập quán của chúng là liếm và ăn phân lẫn nhau nên vi sinh vật cộng sinh cũng chuyển từ ruột con mối này sang ruột con mối khác. Trong trường hợp những con mối thợ nuốt phải chất độc chúng lại ựa ra bón cho nhau và liếm, ăn phân của nhau chúng sẽ bị chúng độc lây truyền mà chết.

Xem thêm: Kể tên 4 loại thuốc diệt mối hiệu quả nhất

Loài mối có ích hay không?

Về mặt sinh thái môi trường thì mối là loài có ích chúng làm sạch bụi bẩn. Mối có thể ăn động vật chết và thối rữa miếng gỗ, chúng làm cho đất thoáng khí…

TÁC HẠI CỦA LOÀI MỐI LỚN ĐẾN NHƯỜNG NÀO

Mối gây hại đến sức khỏe con người

Tuy rằng loài mối không cắn hay đốt người. Cũng không thể gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng nó vẫn có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Khi các con mối làm tổ ở những vách, đồ gia dụng gỗ, chúng sẽ tạo ra nấm mốc và bụi. Khi những vị trí ụ mối này nằm gần cửa sổ gió lùa hoặc gần quạt máy, máy điều hòa, máy sưởi, các hạt bụi, bào tử nấm mốc sẽ được phát tán trong không khí. Lúc này con người hít vào sẽ bị dị ứng đường hô hấp với các biểu hiện như:

  • Sổ mũi, hắt hơi liên tục, nếu không điều trị sớm hoặc bệnh bị lặp lại liên tục sẽ gây hen suyễn.
  • Ho dai dẳng, liên tục mỗi khi ngồi trong phòng điều hòa, quạt máy.
  • Nghẹt mũi, khó thở dù trong điều kiện thời tiết nào.
Một số triệu chứng có thể do mối gây ra

Khi bị dị ứng đường mũi, nhiều người cứ nghĩ rằng đó là do thời tiết. Do đó, khi gặp những triệu chứng bệnh này, bạn nên kiểm tra xem trong nhà có ụ mối nào không. Rất có thể đây chính là nguyên nhân gây bệnh cho chính bạn.

Mối tàn phá vật dụng, đồ đạc, nhà cửa

Tuy mối vẫn mang đến một vài lợi ích nhỏ ngoài môi trường, mối cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng mối ở trong nhà ở, công xưởng, nhà máy lại là một chuyện khác. Đặc biệt là những công trình có nhiều gỗ.

Mối là côn trùng được liệt kê vào loài phá hủy có sức tàn phá ghê gớm nhất thế giới. Mối có thể phá hoại: nhà cửa, vật dụng gỗ, hệ thống đê điều, tàu thuyền…, thậm chí phá hủy nhiều tài liệu trong thư viện rất quý giá…

Chúng không chỉ tấn công phá hoại đồ gỗ, mà còn gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao,… Mối có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Do đó chúng làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm,…
Mối phá hoại mọi nơi trong nhà

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÒNG CHỐNG MỐI NỀN MÓNG

Trong quá trình thi công, các vật tư được sử dụng trong thời gian dài như vụn gỗ, bao bì giấy carton,… nhanh chóng thu hút lũ mối tới vì chúng đều là những nguồn thức ăn của các loại côn trùng này. Mối có tập tính thích nghi dài trong chính nền móng chúng ta định xây dựng tổ ấm mà ta không hay biết. Chúng dần trở thành mối nguy hại đối với các vật dụng trong nhà.

Mối mọt sẽ đến và làm tổ cư trú ngay từ khi công trình mới xây dựng. Chứ không phải đợi một thời gian dài công trình trở nên cũ kỹ nữa. Vì chúng đã gần như đục khoét hết những kết cấu của ngôi nhà của bạn. Cộng thêm những tác động môi trường thời tiết bên ngoài thì đây mới là lý do chính làm ngôi nhà của bạn xuống cấp trầm trọng và nhanh chóng

Phòng chống mối nền móng công trình là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi cách làm này sẽ giúp chúng ta gia cố, bảo vệ cơ sở hạ tầng công trình. Bao gồm đồ đạc bên trong trước sự tấn công và phá hủy của loài mối. Do hiện nay, trên thực tế, hầu hết các công trình xây dựng, kể cả nhà cao tầng, các công trình vĩnh cửu đều có sự xuất hiện của mối.

Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ uy tín để được tư vấn miễn phí và chọn ra phương pháp phòng chống mối nền móng công trình phù hợp, hãy liên hệ ngay với Thái Dương. Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm và máy móc hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại cho bạn hiệu quả tuyệt vời nhất.

Mọi chi tiết về tư vấn, khảo sát và thi công phòng – chống mối xin liên hệ:

CÔNG TY DIỆT MỐI VÀ CÔN TRÙNG THÁI DƯƠNG

LIÊN HỆ 0948.868.379 – 0797.868.379

Email : contrungthaiduong@gmail.com hoặc lienhe@contrungmiennam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0948.868.379
Gọi điện ngay
Chat Zalo