Quy trình hun trùng hàng hóa xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của Hải quan ở cảng đến để nhà nhập khẩu (người mua hàng hóa của Việt Nam) có thể làm thủ tục để thông quan lô hàng. Một trong những quy định đó là việc hun trùng (fumigation) hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể. Đây là điều các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý để tránh tình trạng hàng bị trả về, không thể xuất khẩu, hay bị phạt, … do không thực hiện hun trùng với các mặt hàng đó.

Hun trùng hàng hóa xuất khẩu

Hun trùng hàng hóa xuất khẩu là biện pháp thường được sử dụng – xịt hóa chất xử lý các loại côn trùng, …  để làm các khoang tàu, hàng có sử dụng bao bì, kệ bằng giấy hoặc gỗ hay các thùng bằng gỗ trở nên sạch, tránh bị ô nhiễm, … trong khi vận chuyển hàng hóa, hòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ giữa các quốc gia trên thế giới.

>> Hun trùng hàng hóa xuất khẩu và một số lưu ý

Quy trình hun trùng hàng hóa xuất khẩu

I. Giai đoạn chuẩn bị

1. Nghiên cứu văn bản:

Trước khi triển khai công việc phải nghiên cứu kỹ các văn bản có liên quan như: đơn khử trùng, hợp đồng xuất khẩu. Trong đó quan tâm tới các nội dung như: loại thuốc xông hơi khử trùng, loại hàng, liều lượng sử dụng, địa điểm, thời gian… Nếu có vấn đề nào không hợp lý phải làm việc với chủ hàng để bàn bạc cho rõ và ghi nhận các điều kiện, yêu cầu có liên quan tới công tác khử trùng.

2. Khảo sát container:

– Khảo sát khu vực xung quanh container phải khử trùng về tình hình sinh hoạt của công nhân, chuồng trại gia súc, công trình kiến trúc, hệ thống dẫn điện…
– Khảo sát container với các nội dung sau: cấu trúc về chiều dài rộng chiều cao, sức chứa container ghi nhận các lỗ thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, độ kín của các vách, cửa container…
– Độ vững chắc và độ kín của container.
Chú ý: Phải thông báo rõ ràng với chủ phương tiện về thời gian, loại thuốc, độc tính cách nhận biết mùi thuốc và cách xử lý khi có sự cố xảy ra.

3. Khảo sát hàng hóa:

Cần khảo sát các nội dung sau:
– Đặc điểm của hàng hóa, số lượng, thể tích hàng hóa.
– Cách sắp xếp, cách đóng gói và loại bao bì hay hàng hút xả.
– Độ ẩm và nhiệt độ của hàng hóa và không khí trong container.
– Khảo sát tình hình dịch hại về mật độ, thành phần loài, giai đoạn sinh trưởng, sự phân bố trong hàng hóa. Chú ý đồi tượng kiểm dịch, tính kháng thuốc của mọt.
– Lấy mẫu đại diện của hàng hóa cần xông trùng.

4. Lập biên bản khảo sát:

– Sau khi hoàn thành việc khảo sát, tiến hành lập biên bản khảo sát khử trùng ghi rõ kết quả khảo sát về các mặt:

  •  Tình trạng hàng hoá
  • Mật độ và thành phần dịch hại (nếu có).
  •  Loại thuốc sử dụng
  • Trang thiết bị trong khu vực khử trùng.
  • Thể tích hàng cần xông hơi khử trùng.
  • Diện tích phun vệ sinh.
  • Vật liệu đóng bao, vật tư thiết bị trong khu vực khử trùng.
  • Thời gian tiến hành và thời gian hoàn thành

– Biên bản khảo sát phải được hai bên ký để thực hiện.
– Căn cứ vào biên bản khảo sát và các chứng từ khác để lập hợp đồng xông hơi khử trùng. Chú ý những vấn đề về thời gian, yêu cầu của khách hàng và nội dung xử lý tình huống. Thương lượng giữa đôi bên phải ghi chép vào biên bản chặt chẽ.

5. Lập phương án xông trùng:

a/. Liệt kê và chuẩn bị các vật tư, thiết bị cần thiết (kể cả các vật tư, thiết bị dự phòng):

– Thuốc Methyl Bromide.
– Thuốc tiếp xúc.
– Bạt PVC: số tấm, kích cỡ.
– Mặt nạ phòng độc chuyên dùng với Methyl Bromide.
– Mặt nạ oxy.
– Ống dẫn thuốc (phần ống dẫn để nối từ càng cua phải bấm lỗ so le nhau với khoảng cách 2 lỗ là 1,5-2cm)
– Cân 100kg.
– Găng tay cao su, khẩu trang có túi đựng than hoạt tính.
– Đèn halogen.
– Bơm chuẩn độ, giấy graft, băng keo, hồ dán.
– Cây cát dằn chân bạt
– Kềm bấm lỗ ống dẫn thuốc
– Bơm xịt thuốc
– Bình chữa cháy.
– Máy hút khí, quạt đảo khí.
– Trang bị bảo hộ lao động.
– Dụng cụ y tế sơ cứu.
– Nước uống (trà đường, nước chanh, sữa) để cách xa nơi khử trùng.
– Biển cảnh báo ( 2 thứ tiếng Việt – Anh)

Lưu ý:

– Theo quy định 10TCN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1997 (dự thảo) liều lượng và thời gian xông hơi tàu, sà lan tối thiểu: 40g/m3/24giờ ở 20-300C. Trường hợp hàng hóa nông lâm sản xuất khẩu mà hợp đồng mua bán chỉ định cụ thể loại thuốc, liều lượng, thời gian xông hơi thì phải thực hiện theo đúng điều kiện của hợp đồng.
– Vật tư phải chuẩn bị đầy đủ về số lượng. Tránh bị thiếu khi thực hiện. Trên tàu phải để nơi an toàn tránh đổ vỡ, rơi, bay, khi tàu chạy hay sóng, gió.

b/. Lập các biểu mẫu cho các bước thực hiện:

– Lập danh sách cán bộ thực hiện. Định số người tham gia thực hiện việc xông trùng (kể cả cảnh giới) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

c/. Lập lịch xông trùng chi tiết:

– Ngày làm, ngày bơm thuốc, xả hơi độc, nghiệm thu và hoành thành.

d/. Tính toán liều lượng thuốc xông hơi khử trùng sử dụng:

Căn cứ vào biên bản khảo sát khử trùng về: thể tích chứa hàng hoá khử trùng, thành phần, pha phát dục của sinh vật gây hại, phương thức đóng gói, cách sắp xếp hàng hoá, nhiệt độ, độ ẩm và thời gian ủ thuốc. Căn cứ vào yêu cầu của hợp đồng thuơng mại, thư tín dụng và yêu cầu của cơ quan kiểm dịch thực vật (nếu có)… để tính toán liều lượng thuốc phải sử dụng.

>>Dịch vụ khử trùng Pallet gỗ | Hun trùng hàng xuất khẩu Fumigation

II. Giai đoạn thực hiện hun trùng hàng hóa xuất khẩu

1. Kiểm tra và phổ biến kế hoạch

– Đội trưởng thông báo cho chủ phương tiện biết bằng văn bản. Đội khử trùng của công ty sẽ tiến hành khử trùng xông hơi như hợp đồng. Yêu cầu mọi người không có trách nhiệm phải rời khỏi khu vực khử trùng theo tinh thần biên bản hợp tác và nội quy khử trùng mà hai bên đã ký.
– Kiểm tra lần cuối việc chuẩn bị vật tư, thiết bị cho việc khử trùng.
– Phổ biến lại nhiệm vụ đã phân công cho từng người, kế hoạch bơm thuốc và những điều cần chú ý để đảm bảo an toàn lao động.

2. Đặt ống dẫn thuốc:

– Ống dẫn thuốc đặt theo nguyên tắc tập trung ở phần trên và giảm dần xuống. Căn cứ vào hồ sơ chất xếp, bố trí sơ đồ đặt ống dẫn thuốc cụ thể cho từng container.

– Theo sát tình hình xếp hàng hóa vào ống dẫn thuốc đặt tập trung ở phần lô hàng container. Đặt ống dẫn thuốc sao cho hoạt động khuếch tán đều trong container.
Để tránh thuốc thoát ra hoặc rò rỉ thấm vào hàng hóa phải có bao bì lót dưới đầu ống dẫn.

3. Làm kín:

– Kiểm tra độ kín các cửa ống container.
– Dùng giấy dán kín các lỗ thông gió, khe  kẽ, các lỗ thủng và chỗ hở trên container.
– Kiểm tra độ kín thật kỹ.

4. Bơm thuốc:

Trước khi bơm

– Kiểm tra kỹ bình đựng khí Methyl Bromide vì áp suất khí lỏng rất cao, các khóa bình có bị hở, rò rỉ không, đề phòng sự cố.
– Đội trưởng tập trung toàn đội kiểm tra việc làm kín và kiểm tra tổng quát lần cuối trước khi phát lệnh bơm thuốc.

Cách bơm thuốc như sau:

– Hai người đeo mặt nạ phòng độc. Đặt bình thuốc lên cân, mở nắp đậy, lắp đầu nối vào đầu thoát ra của bình và nối với ống dẫn thuốc vào container (dùng kềm vặn và dây cao su vặn chặt chỗ nối không cho thuốc rò rỉ).

– Một người vặn van cho thuốc ra và chú ý điều chỉnh lượng thuốc hết sức từ từ (lượng thuốc thoát ra 1,5kg/phút). Một người quan sát cân để biết lượng thuốc đã sử dụng. Khi lượng thuốc đạt yêu cầu thì khóa van lại. Tháo ống dẫn ra khỏi bình bằng cách bẻ gập ống lại rồi dùng băng keo dán kín đầu ống).

– Đồng thời, cử hai người mang mặt nạ phòng độc, dùng đèn halogen hoặc pump phát hiện hoặc leak checker để kiểm tra và xử lý nếu có rò rỉ.

– Sau khi bơm đủ lượng thuốc 15-20phút cho quạt đảo khí hoạt động trong 1-2giờ. Kiểm tra lại nồng độ thuốc trong không gian khử trùng.

Sau khi bơm:

– Thu dọn các vật tư thiết bị, ghi thời gian sử dụng các filt lọc hơi độc.
– Phun DDVP với nồng độ 1% chất hữu hiệu lên bên ngoài và phạm vi  xung quanh để diệt trừ mối mọt, đề phòng lây lan.
– Bố trí 2 người cảnh giới với nhiệm vụ kiểm tra sự xâm nhập của người lạ, kiểm tra độ kín, nồng độ thuốc, chỗ rò rỉ, nếu có thì dán kín.
– Trong thời gian cảnh giới, ghi tất cả các số liệu theo dõi vào sổ như: thời điểm và kết quả kiểm tra nồng độ, lượng thuốc bổ sung, sự cố rò rỉ và cách xử lý, … lưu tuýp thử nếu dùng bơm chuẩn độ.

III. Giai đoạn kết thúc

1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị, nhân lực, nghiên cứu tình huống để xả độc:

Khi hết thời gian ủ thuốc phải chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị, nhân lực để tiến   hành xả hơi độc như: mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình ôxy, pump phát hiện chất độc, găng tay, khẩu trang, kính lúp cầm tay, máy hút khí, túi đựng mẫu, dụng cụ y tế sơ cứu…

2. Xả hơi độc:

– Đội trưởng thông báo cho chủ phương tiện biết việc tiến hành xả hơi độc và nghiệm thu kết quả theo hợp đồng.
– Phun DDVP phạm vi xung quanh với nồng độ như trên.
– Chọn vị trí đặt máy hút khí, đặt ống hút khí, hướng xả khí độc phải xuôi hướng gió, không để gió thổi hắt lại.
– Bố trí người mang mặt nạ đặt ống hút khí cho máy hút khí hoạt động 40-60phút.
– Kiểm tra nồng độ thuốc trong container, nếu đảm bảo an toàn thì mở nắp (theo nguyên tắc cuốn chiếu và ngược chiều gió).
– Thu dọn vật tư thiết bị mang theo, làm vệ sinh…
– Lưu ý phương án an toàn lao động, phòng độc khi tiếp cận với lô hàng vì khí Methyl Bromide nặng, ít khuếch tán, không mùi, khó phát hiện và rất độc. Trước khi tiếp cận lô hàng phải có phương án thử trước.

3. Nghiệm thu:

– Cùng đại diện chủ phương tiện lấy mẫu hàng hóa khử trùng ở các vị trí khác nhau trong container.
– Xem xét ảnh hưởng của thuốc tới hàng hoá, máy móc thiết bị trong không gian khử trùng (khi kiểm tra phải mang theo đèn pin, xăm, bao đựng mẫu, kính lúp cầm tay…)
– Lấy mẫu lưu đề phòng tranh chấp về sau.
– Lập biên bản nghiệm thu có hai bên xác nhận./.

Có thể thấy, việc hun trùng hàng hóa xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công việc này bao gồm rất nhiều bước, khá phức tạp. Chính vì vậy, hãy chọn một công ty hun trùng uy tín với các quy trình chuẩn hóa để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Liên hệ 0948868379 để gặp Khử trùng Thái Dương và được tư vấn trực tiếp quy trình, thủ tục.

hotline ( zalo ) 0948.868.379

XEM THÊM THÔNG TIN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0948.868.379
Gọi điện ngay
Chat Zalo