Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, nhất là tại khu vực Tây Nam bộ. TP.HCM và các tỉnh thành phía nam vẫn đang triển khai dập dịch chủ động trên diện rộng. Tuy nhiên, số ca mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết vẫn cao vì chưa tạo thành phong trào phòng bệnh rộng khắp trong người dân và chất lượng chống dịch còn yếu. Đây là điều đáng lưu ý và Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em – đối tượng có nguy cơ bị nhiễm cao. Sau đây chúng ta cần tìm hiểu dấu hiệu và cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết và diễn biến bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Ban đầu bệnh khởi phát và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt.
  • Giai đoạn nguy hiểm.
  • Giai đoạn hồi phục.

Dấu hiệu bệnh thường gặp ở trẻ lớn : trẻ đang chơi khỏe mạnh thì đột ngột sốt cao, uống thuốc sốt có bớt nhưng sau đó sốt trở lại.

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em

Biểu đồ dấu hiệu : Nguồn https://omron-yte.com.vn/

Giai đoạn 1 : Giai đoạn sốt.

Sốt là biểu hiện điển hình và luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Thường khoảng 2 ngày đầu, trẻ có biểu hiện sốt đột ngột và sốt cao khoảng 39 – 40 độ, trán trẻ nóng ran. Biểu hiện sốt liên tục kéo dài 2-7 ngày và triệu chứng: đau bụng (thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn), nôn trớ, phình bụng. Lúc này, dùng thuốc hạ sốt cũng không giảm thiểu bệnh tình.

Một số triệu chứng điển hình bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận thấy khi bị sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu:

  • 2 ngày đầu, trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống như cảm cúm, triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác về đường hô hấp.
  • Sau đó có thể có một số dấu hiệu như biểu hiện xuất huyết ở da (nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), xuất hiện nốt xuất huyết), chảy máu mũi hoặc chảy máu răng, ói ra máu, đi tiểu phân đen dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý về đường tiêu hóa.

Xét nghiệm máu ở giai đoạn sốt thì kết quả thường không phản ánh rõ ràng. Do là dung tích hồng cầu (Hematocrit) đa số là bình thường, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, trong khi đó lượng bạch cầu thường giảm.

Giai đoạn nguy hiểm

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 bệnh bắt đầu khởi phát và bước vào giai đoạn nguy hiểm với các triệu chứng :

  • Trẻ bứt dứt, vật vã, lừ đừ mệt mỏi, trẻ có những cơn đau bụng dữ dội.
  • Tay, chân lạnh.
  • Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại, tiểu ít.

Trẻ bắt đầu có biểu hiện khát nước, đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, huyết áp kẹt (huyết áp tối đa và tối thiểu cách nhau dưới 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương (Lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt khiến bụng bị chướng to, thường kéo dài trong 24 – 48 giờ, nguy cơ dẫn đến tử vong ở các bệnh nhi sốt xuất huyết).

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, xuất huyết không phải là biểu hiện mà trẻ nào bị sốt xuất huyết cũng gặp phải. Vì vậy, dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể đã tới giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến bé tử vong. Một trong những biến chứng nguy hiểm là trẻ bị sốc, với biểu hiện gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm thân nhiệt và giảm huyết áp.

Ở giai đoạn nguy hiểm này, xét nghiệm máu sẽ cho kết quả lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy kịch.

Giai đoạn phục hồi

Thời gian : Khoảng 48 đến 72 giờ sau giai đoạn nguy hiểm.

Biểu hiện : trẻ bắt đầu hết sốt, tình trạng sức khỏe bắt đầu được cải thiện nhiều. Trẻ có biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn.

Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Kết luận :

  • Khi thấy trẻ sốt cần đi khám để được chẩn đoán xem trẻ có bị sốt xuất huyết không.
  • Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi, hạ sốt lau mát trẻ tại nhà.
  • Khi trẻ sốt liên tục trên 2 ngày với các biểu hiện nặng thì phải nhập viện để tránh diễn biến xấu.
  • Những trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nặng như bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam, máu răng, tay chân lạnh, ói ra máu… thì cần nhập viện cấp cứu dù là ngay đêm, không nên đợi đến sáng. Nếu để chậm có thể sốc sâu, bất phục hồi, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo các chuyên gia khoa nhi, bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến chứng như sốc, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây tử vong… Trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng… nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh của trẻ để có hướng chăm sóc thích hợp cũng như đưa trẻ đến khám cơ sở y tế kịp thời.

Medium button Call 0948868379

Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết ?

  1. Đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
  2. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau :
    • Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.
    • Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…
    • Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…
    • Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.
    • Ngoài Paracetamol, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc khác, đặc biệt 2 loại là aspirin và Ibuprofen (vì gây thêm xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.), không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.
    • Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
  3. Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ:
    • Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã.
    • Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn.
    • Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết

  • Cha mẹ phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc hoặc chữa theo người khác mách bảo.
  • Cha mẹ vẫn cần theo dõi nhiệt độ của trẻ 24/24 giờ bằng việc sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ cho bé vài giờ một lần
  • Nếu có biểu hiện gì bất thường cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay lập tức.
  • Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ chơi đùa nhiều.

Các phương pháp chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết cụ thể như sau:

Chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết
Chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết

1. Hạ sốt đúng cách.

Bố, mẹ cần phải theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên và hạ sốt theo tham vấn của bác sĩ.

2. Chế độ dinh dưỡng.

  • Thức ăn: cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.
  • Nước uống: cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh.
  • Vitamin: trẻ cần cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn thì cần cho trẻ ăn nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng tránh bị suy dinh dưỡng.
  • Cần tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ.
  • Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. Cần dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp 1

Chế độ ăn cho trẻ bị sốt xuất huyết

3. Tái khám theo hẹn.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sẽ giúp theo dõi được tình trạng tiến triển bệnh. Để xem có cần thay đổi phương thức điều trị cũng như những lưu ý cần bổ sung để chăm sóc bé tốt hơn. Đồng thời, ở những lần tái khám này cha mẹ nên nói với bác sĩ cụ thể những biểu hiện của bé trong thời gian điều trị hoặc những dấu hiệu bất thường nào để bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác hơn.

4. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây

  • Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
  • Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
  • Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám, cơ sở y tế không đủ điều kiện. Đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường. Bố sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng).

Khuyến cáo

Hiện chưa có văcxin phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần :

  • Tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng.
  • Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà.
  • Loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày.
  • Dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng quanh nhà.
  • Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp.
  • Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.
  • Khi phát hiện có người trong khu vực bị bệnh. Khu phố, xóm phải tổ chức phun thuốc diệt muỗi đồng loạt để diệt muỗi hiệu quả.

Hiện nay, ngoài trung tâm y tế dự phòng còn có các đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ diệt muỗi, bạn đọc có thể tham khảo để tự phòng vệ cho mình và gia đình.

DỊCH VỤ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0948.868.379
Gọi điện ngay
Chat Zalo