Đặc tính sinh vật học của loài chuột
Chuột là loài động vật gặm nhấm nằm trong bộ Gặm nhấm Rodentia thuộc họ Muridae. Chúng là cư dân thứ hai phổ biến nhất trong các khu vực đô thị bên cạnh con người. Trong số đó có một số loài phổ biến như chuột nâu, chuột đen, chuột nhà, chuột nhắt. Chúng ta cùng tìm hiểu Đặc tính của loài chuột.
Đặc điểm của loài chuột
Hầu hết loài chuột đều là những động vật nhỏ với cơ thể khỏe mạnh, chân ngắn và đuôi dài. Chúng sử dụng răng cửa để gặm nhấm thức ăn, đào hang và tự vệ. Hạt giống và những loại cây trồng khác là nguồn thức ăn yêu thích của chúng, tuy nhiên một số loài có sự khác biệt về chế độ ăn uống.
Đa số các loài đều đi bằng gan bàn chân, đi bằng cả long bàn tay và bàn chân của chúng và có móng vuốt. Móng của loài đào hang thường dài và khỏe, trong khi đó loài chuột trên cây có móng ngắn và sắc hơn. Loài chuột sử dụng nhiều phương thức di chuyển như đi, chạy bằng bốn chân, đào hang và leo trèo, nhảy hai chân, bơi và thậm chí là trượt.
Đặc tính của loài chuột dùng để phân biệt loài chuột với các loài khác chính là cặp răng cửa không ngừng phát triển và nhọn. Điều này giúp chúng có thể gặm nhấm các vật cứng.
Hai loại chuột thường gặp
Chuột cống và chuột nhà là 2 loại chuột phổ biến và thường gặp nhất. Chuột cống và chuột nhà sở hữu cặp hàm trên và dưới sắc giống răng cửa liên tục phát triển. Loài gặm nhấm giữ răng cửa đệ xuống và sắc nhọn chủ yếu bằng cách gặm nhấm tất cả các bề mặt và vật dụng.
Đặc biệt chuột nhà được nhận định là động vật gây hại nguy hiểm cho con người và cũng là loài phá hoại kinh khủng. Các hành vi phá hoại của loài chuột một phần cũng vì chế độ ăn của chúng.
Môi trường sinh sống của loài chuột
Trong tự nhiên, nhiều loài chuột thường sinh sống ở trên mặt đất hoặc trên cây mặc dù vậy những loài chuột thích sống ở môi trường nhất định có khả năng sinh sống ở một nơi khác. Chuột nâu và chuột mái nhà là hai loài chuột phổ biến nhất ở Bắc Mỹ. Chúng thường sống ở trên mặt đất và trên cây.
Đúng với tên gọi của mình, chuột đen hay còn được gọi là chuột mái nhà thích sống ở trên cây. Chúng sống trên cây ngọc giá, cọ và cây bách cũng như ở những chỗ có vị trí cao trong nhà.
Chuột ăn thịt, lá cây, rác thải
Chuột là loài động vật khá cơ hội. Dãy thức ăn của chúng đa dạng từ thịt cho đến trái cây rụng. Môi trường sống của con người cung cấp cho chúng lượng thực phẩm dồi dào. Các loài chuột phổ biến có khuynh hướng ăn các loại thức ăn nhất định. Chuột cống thích thức ăn có hàm lượng protein cao như các mẩu thịt vụn hoặc thức ăn cho vật nuôi. Chuột mái nhà thường thích trái cây, đây là lý do chúng còn có tên gọi khác là chuột trái cây. Chúng thường bị thu hút đến những khu vực trồng nhiều cây ăn quả.
Khi sống cạnh con người, thói quen của một con động vật gặm nhấm sẽ được hình thành bởi nguồn thức ăn sẵn có. Chúng thường di chuyển ra vào để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng. Tất nhiên ngôi nhà của bạn cũng sẽ là một địa điểm ưa thích của loài chuột. Chuột sẽ xâm nhập vào ngôi nhà của bạn bằng nhiều cách khác nhau.
Chuột tấn công khi bị đe doạ, cắn đồ đạc
Khi quần thể chuột lớn, hệ thống phân cấp bắt đầu phát triển trong hang ổ của chúng. Các cá thể mạnh mẽ hơn sẽ thống trị trong khi đó những con yếu hơn sẽ dưới trướng chúng. Chuột đực sẽ không bảo vệ chuột cái trong hang. Khi con cái đến kì động dục, một số con đực sẽ tuần tự giao phối tùy theo giai cấp trong xã hội.
Chuột sẽ tấn công khi chúng bị đe dọa. Chúng có thể đánh, đuổi theo, cắn và cào. Chuột cũng có một số hành vi khác như đi nhẹ và sấp bụng phòng thủ.
Chuột ẩn nấp ở trong thành phố, vùng ngoại ô và nông thôn. Chúng có thể phát triển mạnh mẽ trong môi trường của loài người, do đó chúng được xem là động vật gặm nhấm hội sinh. Chuột nổi tiếng trong việc di chuyển khoảng cách xa và rất cảnh giác với những vật lạ trên đường di chuyển của mình. Tính cảnh giác cao này gây ra khó khăn trong việc đặt bẫy của chủ nhà.
Tác hại của phân chuột
Trừ trường hợp cần thiết, không nên tiếp xúc với phân động vật gặm nhấm và phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Đặc biệt sau khi khô, phân có thể chứa rất nhiều mầm bệnh và virus nguy hiểm. Phân khô khi bị nứt ra, giải phóng vi khuẩn ra không khí có thể xâm nhập qua đường mũi của bạn, gây ra nhiễm trùng.
Không tiếp xúc với phân khi không có biện pháp phòng ngừa. Trang bị kĩ càng, mặt nạ phòng độc đạt tiêu chuẩn OSHA với phin lọc đúng chức năng và găng tay cao su là rất cần thiết. Tránh quét hoặc hút bụi những vị trí này bởi chúng có thể dẫn đến sự phát tán của virut trong không khí. Khử trùng các khu vực bị ảnh hưởng được khuyến cáo sử dụng.
Phân, nước bọt, nước tiểu của các loại động vật gặm nhấm có thể truyền hội chứng phổi Hantavirus (HPS). Phân vỡ ra tạo điều kiện cho virut phát tán vào không khí hay còn gọi là khí dung. Chuột nhắt là loài động vật phổ biến nhất cho việc truyền nhiễm hội chứng HPS.
Với những tác hại đang báo động của loài chuột như vậy, hãy tìm hiểu 10 Cách đuổi chuột hiệu quả là một gợi ý cho bạn. Nếu việc diệt chuột khá khó khăn bạn có thể liên hệ dịch vụ của Thái Dương Pest Control.
Thái Dương Pest Control
Là công ty chuyên dịch vụ diệt mối và côn trùng tại Các tỉnh phía Nam : TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Vũng Tàu … Thái Dương cung cấp các dịch vụ như : Dịch vụ diệt mối, diệt kiến, gián, bọ chét, diệt ruồi, muỗi. Với hơn 15 năm trong lĩnh vực, Chúng tôi luôn tự tin xử lý những trường hợp khó nhất.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sự phá phách của lũ chuột, tham khảo dịch vụ diệt chuột của chúng tôi, chắc chắn sẽ có những gợi ý, giúp bạn giải quyết được.
HOTLINE 0948868379